Tin tức
Dù khác nhau ở nguyên nhân, bệnh tiểu đường type 1 và type 2 lại có những triệu chứng rất giống nhau và cùng làm tăng đường huyết.
Tểu đường là một tình trạng bệnh lý mạn tính dẫn đến việc điều tiết glucose (đường) trong máu bị rối loạn.Tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 là hai loại bệnh tiểu đường phổ biến hơn cả. Ngoài ra, còn có một dạng khác được gọi là tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân gây bệnh khác nhau
Cả hai type bệnh tiểu đường đều là hậu quả của việc cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu không đúng cách. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh lại rất khác nhau.
Tiểu đường type 1
Bệnh tiểu đường type 1 thực tế vốn là một dạng bệnh tự miễn. Khi bị bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, khiến cơ thể không còn khả năng tạo ra insulin. Dù có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh vẫn thường gặp nhất ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, type 1 chiếm khoảng 5-10% trường hợp bệnh tiểu đường.
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác của tiểu đường type 1 vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ của căn bệnh này như tiền sử gia đình có thành viên bị bệnh, một số kháng thể trong máu, một số loại virus nhất định, các yếu tố môi trường kích hoạt hiện đã được xác định.
Tiểu đường type 2
Tiểu đường type 2 là tình trạng bệnh mạn tính có tiến triển chậm theo thời gian. Biểu hiện rõ rệt nhất ở cơ thể người bệnh là lượng đường trong máu cao do không sử dụng insulin đúng cách. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, người bệnh cũng có thể thiếu hụt sản xuất insulin và cần thay thế insulin. Đối tượng phổ biến của căn bệnh này là người lớn. Tuy nhiên, nngày càng nhiều trẻ em mắc tiểu đường type 2.
Thói quen sống và di truyền là nguy cơ là hai yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường type 2 phổ biến nhất. Chúng bao gồm tiền sử gia đình mắc tiểu đường type 2, tiền tiểu đường, tiểu đường khi mang thai, 45 tuổi trở lên, không tập thể dục thường xuyên, thừa cân hoặc béo phì.
Thời gian khởi phát và triệu chứng
Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 và type 2 rất giống nhau. Ở cả hai dạng này đều ghi nhận lượng đường trong máu cao. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn giữa chúng là thời gian khởi phát bệnh.
Đối với bệnh nhân tiểu đường type 1, các triệu chứng bệnh thường khởi phát đột ngột. Với tiểu đường type 2 thường không nhận thấy các triệu chứng ngay lập tức. Đôi khi, người bệnh tiểu đường type 2 chỉ phát hiện ra mình có bệnh khi lượng đường trong máu tăng rất cao.
Nhìn chung, các triệu chứng phổ biến của cả 2 type tiểu đường bao gồm đi tiểu thường xuyên; mệt mỏi; khát và đói nhiều; nhìn mờ; vết thương lâu lành; giảm cân không rõ nguyên nhân (tiểu đường type 1); ngứa ran bàn tay, bàn chân…
Xét nghiệm để chẩn đoán
Xét nghiệm máu chẳng hạn như xét nghiệm tự kháng thể hoặc xét nghiệm di truyền giúp xác định một người mắc bệnh loại nào. Tiểu đường có thể chẩn đoán thông qua một số xét nghiệm khác nhau để kiểm tra mức đường huyết như:
- Kiểm tra đường huyết lúc đói (FPG): Kiểm tra mức đường huyết khi không ăn hoặc uống bất cứ gì ngoài nước trong ít nhất 8 giờ.
- Xét nghiệm A1C: Xét nghiệm máu cung cấp mức đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng qua.
- Áp dụng xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Đo mức đường huyết khi không nhịn ăn trong ít nhất 5 giờ.
- Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng (OGTT): Đo mức đường huyết sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Sau đó, người làm xét nghiệm được uống nước có chứa đường và kiểm tra lại đường huyết sau 2 giờ.
Do các nguyên nhân và phương pháp điều trị của hai loại bệnh này khác nhau nên cần chẩn đoán phù hợp. Mục đích điều trị đều hướng đến ổn định mức đường huyết. Tuy nhiên, phương pháp có thể khác nhau. Hiện tại, tiểu đường type 1 không có cách để chữa trị. Dù vậy, bằng cách duy trì đường huyết ổn định, người bệnh có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Với các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2, có nhiều cách ngăn ngừa hoặc trì hoãn khởi phát bệnh. Thay đổi lối sống như áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên; giảm cân; kiểm soát huyết áp… đều có hiệu quả nhất định.
Bài viết liên quan
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi
Đặt hẹn khám
Gửi đơn ứng tuyển
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.
Đặt lịch không thành công
Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác
Đặt lịch thành công
Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.