Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Bạn có đang hiểu sai về dấu hiệu của U tuyến giáp?

Tháng Mười 19, 2022

Một hiểu lầm tai hại dẫn đến nhiều người bệnh cứ nuốt vướng, nuốt nghẹn đều cho rằng mình đang có những dấu hiệu liên quan đến các căn bệnh về tuyến giáp. Chúng ta cần hiểu rõ bản chất của u tuyến giáp để tránh nhầm lẫn và có những biện pháp khám, điều trị phù hợp.

Tìm hiểu về u tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở đáy cổ, ngay trên xương ức, có chức năng điều hòa mọi quá trình chuyển hóa của cơ thể như: tim, gan, xương, hệ thần kinh trung ương… Tuyến giáp là bộ phận quan trọng và dễ bị xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. U tuyến giáp là tổn thương dạng khối rắn hoặc chứa đầy chất lỏng hình thành bên trong tuyến giáp. 

Thường bệnh nhân sẽ tự cảm nhận được khối u hoặc khi được bác sĩ thăm khám lâm sàng, siêu âm tuyến giáp. Các khối u này là nguyên nhân gây ra sự thay đổi chức năng và cơ chế hoạt động của tuyến giáp. 

Những Triệu Chứng U Tuyến Giáp Thường Gặp

 

Biểu hiện của u tuyến giáp

Dấu hiệu u tuyến giáp khi nhỏ thường không có triệu chứng gì, người bệnh thường không để ý tới và vô tình phát hiện qua khám sức khỏe. Chỉ có triệu chứng khi u đã lớn có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Trong tình trạng bệnh không biểu hiện cường giáp hay suy giáp thì rất khó phát hiện.

Thông thường một khối u tuyến giáp khi nhỏ (dưới 1cm) thì bạn sẽ không có biểu hiện và không ảnh hưởng đến cuộc sống đời thường. Lúc này khối u chỉ có thể phát hiện được khi siêu âm. Tuy nhiên khi khối u phát triển đến trên 1cm bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Phát hiện thấy cổ to, hoặc tự sờ thấy khối ở cổ.
  • Khàn tiếng.
  • Ho kéo dài.
  • Nuốt khó, nuốt nghẹn.

Một số trường hợp khối u có thể gây triệu chứng bệnh lý cường giáp: run tay, nhịp tim nhanh, tăng tiết mồ hôi, buồn nôn. Đối với khối u tuyến giáp ác tính, có thể kèm theo: nổi hạch cổ, gầy sút cân.

Khi nào cần đi khám?

Mặc dù các triệu chứng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh nhân không nên chủ quan, hãy thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về tuyến giáp như: 

Thăm khám, siêu âm theo dõi khối u giáp 1-2 lần/năm

Tiến hành chọc tế bào khối u nếu to nhanh hoặc có kèm theo hạch to gần đó, mục đích soi kính hiển vi xem có tế bào lạ trong đó không, nếu bất thường hoặc nghi ngờ có tế bào ung thư, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật lấy khối u để làm giải phẫu mô bệnh học, qua đó quyết định chính xác 100% tế bào “lành” hay “ác”, và có kế hoạch điều trị chuẩn.  

Ung thư tuyến giáp hiện nay chiếm tới 90% trên tổng số ca mắc bệnh ung thư các tuyến nội tiết và là một trong những bệnh đang ngày càng phổ biến. Chính vì vậy mà việc xét nghiệm u tuyến giáp để tầm soát, kiểm tra tình trạng sức khỏe định kỳ là rất quan trọng nhằm phát hiện sớm những bất thường của cơ thể.

    Đặt hẹn khám

    Phone