Tin tức
Mặc dù họ thích uống cà phê, nhưng một số người gặp vấn đề về tiêu hóa, thường là tiêu chảy, ngay sau khi uống. Triệu chứng này liên quan đến việc đường tiêu hóa có bất ổn hay không?
Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương – chuyên khoa tiêu hóa Bệnh viện Gan mật Nguyễn Tri Phương (TP HCM) – cho biết người có triệu chứng đi cầu sau khi uống cà phê có thể mắc hội chứng ruột kích thích.
Thế nào là hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable bowel syndrome) là một loại rối loạn chức năng của đại tràng, gây ra các triệu chứng như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, và thường tái phát nhiều lần trong người bệnh. Dù đã đi khám và thực hiện nhiều xét nghiệm, không có tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học hay sinh hóa ở ruột được phát hiện.
Triệu chứng, nguyên nhân, cách khắc phục
Caffeine trong cà phê gây kích thích tiêu hóa
Caffeine là một chất kích thích tự nhiên có trong cà phê giúp tăng cường sự tỉnh táo. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng caffeine cũng có thể gây tăng nhu động ruột và tần suất co bóp đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc phân lỏng ở một số người. Bên cạnh đó, caffeine còn có khả năng kích thích tiết axit dạ dày, gây khó chịu và đau đớn do lượng axit clohydric tăng cao. Do đó, đau bụng khi uống cà phê cũng có thể là do tác động này.
Do axit trong cà phê
Mặc dù caffeine là nguyên nhân chính gây khó chịu cho dạ dày, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các axit có trong cà phê cũng đóng vai trò trong việc gây ra triệu chứng này.
Cà phê có tính axit vì chứa nhiều hợp chất như axit chlorogenic và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide, đã được chứng minh là làm tăng sản xuất axit dạ dày và gây ra đau bụng. Cà phê không phải là nguyên nhân gây bệnh, nhưng được cho là tác nhân gây triệu chứng viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) trầm trọng hơn như ợ nóng, khó tiêu…
Do phụ gia trong cà phê
Trong một số trường hợp, đau bụng hoặc tiêu chảy sau khi uống cà phê không phải do caffeine hoặc bất kỳ thành phần nào của cà phê, mà có thể do các chất phụ gia được thêm vào như sữa, kem, chất tạo ngọt hoặc đường, đá lạnh.
Ví dụ, một số người không thể tiêu hóa lactose có trong sữa hoặc đường, do đó nếu thêm sữa vào cà phê, họ có thể gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, co thắt dạ dày hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, một số loại đường nhân tạo như sorbitol và mannitol cũng được thêm vào cà phê để tạo độ ngọt. Mặc dù những loại đường này không có calo nhưng có thể hoạt động như thuốc nhuận tràng và gây tiêu chảy nếu bạn sử dụng đủ lượng.
Hướng xử lý
Do đó, những người có triệu chứng hay đau bụng, đi cầu sau khi uống cà phê nên giảm lượng caffein (trong cà phê) càng nhiều càng tốt. Lượng caffein không chỉ đến từ cà phê mà còn từ các loại đồ uống khác như trà.
Để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích tái phát, bác sĩ Lưu Phương cho rằng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống (không dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ uống có ga; không dùng nhiều gia vị, dầu mỡ… ), thay đổi lối sống lành mạnh bằng việc tập thể dục thường xuyên, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài…
Đồng thời, cần tuân thủ liệu trình điều trị và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bài viết liên quan
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi
Đặt hẹn khám
Gửi đơn ứng tuyển
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.
Đặt lịch không thành công
Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác
Đặt lịch thành công
Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.