Tin tức
Yến mạch, đồ ăn cay, cà phê, mỳ ống,… nếu không được chế biến đúng cách và tiêu thụ lạm dụng dễ gây hại cho cholesterol.
Nhiều người tránh thực phẩm giàu cholesterol vì cho rằng chúng ảnh hưởng đến sức khỏe và gây hại cho tim mạch. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các loại thực phẩm cholesterol thấp đều tốt cho sức khỏe. Một số loại thực phẩm được coi là lành mạnh nhưng nếu khi chế biến và sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho cholesterol.
Đồ ăn cay
Nhiều người có xu hướng ăn cay, món ăn của họ thường có rất nhiều ớt mới thấy hợp vị. Tuy nhiên, ớt và các sản phẩm từ ớt nếu không được lựa chọn kỹ càng dễ làm tăng cholesterol.
Cà phê
Nếu bạn uống cà phê vào sáng sớm khi bụng đói, mức cholesterol có thể tăng cao. Hợp chất cafetol trong cà phê khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu (LDL). Vì vậy, mọi người nên uống cà phê và ăn thực phẩm chứa caffein khi no.
Tôm
Hải sản được khuyên dùngcho những người kiểm soát cholesterol, tôm cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, người bình thường nên hạn chế lượng cholesterol ở mức 300 mg mỗi ngày và những người mắc bệnh tim mạch, có lượng cholesterol cao nên hạn chế ở mức 200 mg. Do đó, bạn nên cân đối cẩn thận lượng tôm tiêu thụ mỗi ngày, tránh làm tăng lượng cholesterol không cần thiết.
Ngũ cốc, yến mạch, các loại hạt
Một bữa sáng bao gồm các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, yến mạch, các loại hạt… được rất nhiều người ưa chuộng. Các nhà dinh dưỡng cũng khuyên dùng nhóm thực phẩm này vì chúng chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe nói chung.
Nếu chọn những thực phẩm này làm bữa ăn chính trong ngày, bạn nên chọn những loại nguyên nhất, ít qua chế biến nhất, đây cũng là cách đơn giản để khắc phục lượng cholesterol cao.
Trộn những thực phẩm này với nhiều sữa đặc, xi-rô và chất làm ngọt nhân tạo dẫn đến dư thừa chất béo bão hòa. Ngũ cốc hay các loại hạt qua nhiều công đoạn chế biến chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản cũng có nguy cơ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu..
Một số sản phẩm từ sữa
Sữa cung cấp canxi và vitamin D cần thiết cho cơ thể. Bạn nên chọn những loại sữa không có chất béo và ít chất béo, để mức cholesterol được kiểm soát ở giới hạn an toàn.
Mì ống
Mỳ ống vẫn có rất nhiều calo và carbohydrate. Tiêu thụ ở mức vừa phải (khoảng 50 g mỗi ngày) sẽ an toàn cho tim mạch, nhưng nếu tiêu thụ quá mức, chúng có thể làm tăng hàm lượng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt trong cơ thể.
Thanh năng lượng
Sản phẩm này được đóng gói nhỏ tiện lợi và được nhiều người chọn làm thức ăn nhanh. Thanh năng lượng được làm chủ yếu từ các loại hạt, thực phẩm giàu chất xơ nhưng lại chứa khá nhiều chất béo bão hòa.
Thịt nội tạng
Thịt nội tạng như gan, cật, dạ dày… có hàm lượng cholesterol cao hơn so với các loại thịt khác. Những người có vấn đề về tim mạch chỉ nên ăn khoảng 100 g thịt nội tạng mỗi tháng.
Thịt vịt và ngỗng
Gà hay gà tây có hàm lượng cholesterol thấp, nhưng vịt và ngỗng đều có hàm lượng cholesterol cao. 100g thịt vịt hoặc ngỗng nấu chín, bỏ da có khoảng 128mg cholesterol.
Bài viết liên quan
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi
Đặt hẹn khám
Gửi đơn ứng tuyển
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.
Đặt lịch không thành công
Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác
Đặt lịch thành công
Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.