Tin tức
Vào buổi sáng, tầm 6-12h, do chênh lệch nhiệt độ, tăng huyết áp, thay đổi nội tiết tố, nguy cơ đột quỵ tăng và nguy hiểm hơn thời điểm khác.
Đột quỵ thường xảy ra vào lúc nào?
Hiện tượng đột quỵ diễn ra khi máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, khiến oxy và chất dinh dưỡng không đến được mô não và nhanh chóng làm chết các tế bào não. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi thời điểm. Tuy nhiên, buổi sáng vẫn là thời điểm đột quỵ xuất hiện nhiều hơn cả. Nguy cơ bị đột quỵ có thể lên đến 80% trong thời gian từ 6h đến 12h. Khi nắm được khoảng thời gian này, mỗi người có thể chủ động nhận diện nguy cơ sớm, thận trọng với các dấu hiệu cảnh báo như tê hoặc yếu ở một bên cơ thể, đau đầu, chóng mặt, nhìn kém, lú lẫn, nói khó… Từ đó, khả năng có thể cứu sống bản thân và người nhà cũng sẽ tăng cao hơn.
Yếu tố sinh học
Đột quỵ thường xảy ra vào buổi sáng do liên quan đến sự thay đổi các yếu tố sinh học và rủi ro về các vấn đề sức khỏe khác. Chẳng hạn, huyết áp thường ở mức thấp nhất vào khoảng 3h, sau đó, tăng dần lên và tăng nhanh khi thức dậy. Cơ thể khi này sẽ tiết ra adrenaline và các hormone gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu oxy. Một nguyên nhân khác liên quan đến đột quỵ buổi sáng là lượng nitric oxit (NO) thấp. Nitric oxit ảnh hưởng rất lớn đến việc cầm máu; Chất này được cơ thể tạo ra và thấm vào các mô làm cho các động mạch thư giãn và mở rộng để giảm huyết áp. Nhờ vào đó, mạch máu được mở rộng, làm tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vào ban đêm, nitric oxit bị tiêu thụ nhiều nhất nên thường bị thiếu hụt lúc sáng sớm, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Sau một đêm, máu cũng trở nên keo đặc hơn do không được bổ sung nước. Tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi. Độ đặc của máu cũng là một trong những tác nhân cơ bản hình thành đột quỵ. Tính chất này có thể tăng theo một quy luật nhất định, từ 4h đến 8h là lúc máu đặc nhất, sau đó loãng ra. 0h là loãng nhất rồi dần đặc lại.
Ngoài những nguyên nhân vừa nêu, tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến đột quỵ. Do đó, điều chỉnh huyết áp là chìa khóa để ngăn ngừa. Tăng huyết áp làm cho thành mạch máu bị tổn thương, thậm chí có thể gây ra vỡ những mạch máu nhỏ như mạch máu não, gây xuất huyết não hoặc hình thành cục máu đông, gây tắc mạch máu và dẫn đến đột quỵ.Huyết áp thường tăng khoảng 20% sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bên cạnh đó, từ 18h đến 19h cũng là thời điểm huyết áp thường tăng cao. Thời tiết thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao cũng là nguyên nhân có thể gây ra đột quỵ. Vào những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao, cơ thể mất nước qua hơi thở, mồ hôi thường gây ra rối loạn đông máu. Trời càng nóng, bật điều hòa ở nhiệt độ càng thấp thì ra khỏi môi trường điều hòa sẽ gây ra chênh lệch nhiệt độ, dẫn đến sốc nhiệt và các biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp thời tiết lạnh, cơ thể dễ nhiễm lạnh, làm mạch máu có khuynh hướng co lại. Co mạch quá mức cũng gây ra tăng huyết áp, khiến nguy cơ bị đột quỵ tăng lên.
Bài viết liên quan
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi
Đặt hẹn khám
Gửi đơn ứng tuyển
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.
Đặt lịch không thành công
Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác
Đặt lịch thành công
Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.