Tin tức

7 việc làm đơn giản giúp phòng ngừa ung thư dạ dày

20/04/2024
Copied!

Theo số liệu từ Globocan 2020, ung thư dạ dày đứng top 4 trong các mặt bệnh ung thư thường gặp tại Việt Nam với 17.906 ca mắc mới, chiếm 9.8%. Tỷ lệ tử vong của mặt bệnh ung thư này cũng đứng thứ 3 trong top các bệnh ung thư chết người nhất với 14.615 ca tử vong, chiếm 11.9%.

Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống và chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa có thể ngăn ngừa của căn bệnh này. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để phòng ngừa ung thư dạ dày:

1. Ăn uống lành mạnh

Bổ sung trái cây và rau quả vào thực đơn hàng ngày có thể giúp tăng cường chất xơ và các loại vitamin, giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Trong đó, việc ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi cũng giúp chống oxy hóa cao, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.

2. Hạn chế thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Theo khuyến nghị từ Hiệp hội Ung thư Mỹ, việc thay thế thịt đỏ và thịt chế biến sẵn bằng cá, thịt gia cầm hoặc đậu có thể giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tránh thức ăn giàu muối và chất bảo quản, như thịt hun khói, lạp xưởng, xúc xích, vì lượng lớn muối và chất bảo quản có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dễ mắc ung thư.

3. Không hút thuốc, hạn chế bia rượu

Việc hút thuốc lá và tiêu thụ rượu có thể tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Liên, khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết hút thuốc lá không chỉ là yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý tim mạch và hô hấp, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh thuốc lá có hại tới bệnh lý tiêu hóa. Nguy cơ ung thư dạ dày cũng tăng lên theo tần suất uống rượu.

4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Người có bệnh viêm loét dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) nên kiểm tra định kỳ để chủ động điều trị và giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

5. Tập thể dục và giữ cân nặng ổn định

Vận động thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Thừa cân hoặc béo phì cũng là một yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, do đó, hãy duy trì một lối sống và ăn uống lành mạnh.

6. Sử dụng thuốc theo chỉ định

Tránh tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt có chứa aspirin hoặc ibuprofen nếu không dùng theo hướng dẫn có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

7. Tầm soát ung thư định kỳ

Ung thư dạ dày có yếu tố di truyền. Nếu gia đình có người mắc ung thư hoặc các bệnh liên quan đến dạ dày thì nên thực hiện tầm soát định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào và điều trị kịp thời.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: