Triệu chứng đột quỵ và BEFAST - T-Matsuoka

Tin tức

Triệu chứng đột quỵ và BEFAST

18/03/2023
Copied!

Quy tắc BEFAST là phiên bản nâng cấp của FAST, phương pháp phát hiện nhanh các triệu chứng đột quỵ, từ đó giúp tầm soát triệt để hơn.

Vì sao quy tắc BEFAST lại cần thiết

Nhược điểm của quy tắc FAST trong tầm soát triệu chứng đột quỵ

Quy tắc FAST là một quy tắc quen thuộc dùng để phát hiện các triệu chứng đột quỵ. Đây là từ ghép bởi chữ cái đầu tiên của Face (mặt), Arms (cánh tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian). Nhờ vào phương pháp này, các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sẽ được phát hiện sớm. Từ đó người bệnh có thể tìm kiếm sự trợ giúp càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, nghiên cứu tại Trung tâm Đột quỵ Đại học Kentucky cho thấy việc tầm soát chỉ dựa trên các triệu chứng được mô tả trong FAST có thể bỏ sót tới 14% trường hợp mắc bệnh. Nhiều triệu chứng khác của cơn đột quỵ cấp tính có thể xuất hiện chứ không chỉ dừng lại ở khuôn mặt của người bệnh bị lệch một bên, không giơ được cánh tay hoặc nói lắp, dù những triệu chứng đó vốn là phổ biến nhất.

Dù hữu ích, quy tắc FAST vẫn bỏ sót một số trường hợp đột quỵ

 

Quy tắc BEFAST giúp hạn chế bỏ sót triệu chứng đột quỵ
Từ kết quả nghiên cứu nói trên, thay đổi quy tắc FAST thành BEFAST có thể giúp giảm thiểu việc bỏ sót trường hợp đột quỵ, giảm từ 14% xuống còn 4%. B (balance) và E (eye) là những triệu chứng đột quỵ được bổ sung thêm. Những yếu tố dưới đây được áp dụng để nhận biết các triệu chứng của đột quỵ:

  • B – Thăng bằng. Người có nguy cơ đột quỵ có thể gặp khó khăn khi giữ thăng bằng hoặc phối hợp hoạt động một cách bất chợt.
  • E – Mắt. Họ có thể bị nhìn mờ đột ngột, song thị hoặc mất thị lực hoàn toàn, xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.
  • F – Khuôn mặt. Người bệnh có bị lệch một bên mặt khi được yêu cầu mỉm cườikhông?
  • A – Cánh tay. Có bị yếu một bên cánh tay không? Nếu giơ cả hai tay lên, liệu một tay có bị gục xuống không?
  • S – Lời nói. Người bệnh có bị nói ngọng, không nói được hoặc khó nhận thức không?
  • T – Thời gian nhận sự giúp đỡ. Trong trường hợp có bất kỳ triệu chứng đột quỵ nào như đã nói trên, hãy gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức.
    Các triệu chứng khác của bệnh đột quỵ có thể bao gồm:
  • Đột nhiên lú lẫn
  • Tê mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể
  • Nhức đầu đột ngột, dữ dội.
BEFAST được thiết kế để tầm soát triệu chứng đột quỵ hiệu quả hơn

Những yếu tố nguy cơ có thể và không thể kiểm soát được

Yếu tố nguy cơ đột quỵ không kiểm soát được

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Lưu ý rằng có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ không thể kiểm soát được. Chúng bao gồm:

  • Lứa tuổi. Khi người bệnh già đi, khả năng bị đột quỵ tăng lên.
  • Tiền sử bệnh trong gia đình. Người bệnh có nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu người nhà của họ có tiền sử bị đột quỵ—đặc biệt trong trường hợp bệnh xảy ra trước 65 tuổi.
  • Chủng tộc. Người da đen có nguy cơ đột quỵ cao hơn, một phần do tỷ lệ cao huyết áp, tiểu đường và béo phì gia tăng.
  • Giới tính. Phụ nữ có tỷ lệ bị đột quỵ và tử vong do đột quỵ cao hơn nam giới. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ bao gồm mang thai, tiền sử tiền sản giật/sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ, sử dụng thuốc tránh thai và liệu pháp hormone sau mãn kinh.
  • Tiền sử đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc đau tim. Người bị các chứng này có nguy cơ bị đột quỵ cao gần gấp 10 lần so với người khác ở cùng độ tuổi và giới tính.
Một số yếu tố nguy cơ

 

Yếu tố nguy cơ kiểm soát được

Nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh đột quỵ khác có thể kiểm soát được. Trong trường hợp bị mắc bất cứ tình trạng bệnh lý nào trong số này, người bệnh cần đảm bảo kiểm soát được để giảm nguy cơ đột quỵ:

  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường
  • Cholesterol cao
  • Bệnh tim mạch

Ngoài ra, thay đổi thói quen và lối sống cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa triệu chứng đột quỵ có thể bao gồm:

  • Bỏ hút thuốc. Nicotine và carbon monoxide gây hại cho tim mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Ăn uống lành mạnh. Giảm chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol trong chế độ ăn uống.
  • Tập thể dục thể thao. Đặt mục tiêu cho ít nhất 150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần, tức là khoảng 20 phút mỗi ngày.
  • Giảm cân. Với người bị thừa cân hoặc béo phì, hãy cố giảm từ 2 đến 4kg để hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Bệnh tim và đột quỵ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, giảm nguy cơ mắc bệnh này cũng sẽ tránh được rủi ro bị bệnh còn lại. Chỉ cần chăm tập thể dục và sống lành mạnh, chúng ta đã có thể tránh được những căn bệnh nan y này rồi.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: