Đái tháo đường type 2 có thể chữa khỏi không? - T-Matsuoka

Tin tức

Đái tháo đường type 2 có thể chữa khỏi không?

07/04/2023
Copied!

Đái tháo đường type 2 thường gây ra biến chứng tim, mạch máu, thận, khiến người bệnh suy sụp. Vậy căn bệnh này cần điều trị thế nào?

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 2

Insulin là một hormone được tuyến tụy sản xuất để giữ cho đường huyết trong phạm vi bình thường (đường huyết khi đói dưới 100 mg/dL và sau ăn dưới 140 mg/dL). Khi sản xuất insulin của tuyến tụy không đáp ứng đủ nhu cầu hoặc cơ thể không phản ứng hiệu quả với insulin (gọi là kháng insulin), sẽ gây ra thiếu hụt insulin để đưa đường vào các tế bào, dẫn đến tăng đường huyết và bệnh đái tháo đường type 2.

Nếu đường huyết tăng cao và không được kiểm soát, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm các vấn đề về tim mạch, thận, thần kinh, mạch máu và mắt, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và độ tuổi thọ.

Cơ chế hình thành bệnh đái tháo đường type 2

 

Bệnh có thể chữa khỏi không?

Khi nghe tin mình mắc bệnh đái tháo đường type 2, nhiều người cảm thấy thất vọng và lo lắng vì cho rằng bệnh này không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, một cuộc sống bình thường vẫn hoàn toàn có thể đạt được nếu người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, tập thể dục và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường để kiểm soát tốt mức đường huyết và tránh biến chứng.

Sau khi xác định bị mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác để phân biệt giữa đái tháo đường type 1 và type 2. Đối với bệnh ở dạng type 1 (thường xuất hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi), người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện và dùng insulin theo đúng liều lượng và giờ tiêm, còn đối với đái tháo đường type 2, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và không được sử dụng các loại thuốc dân gian uống truyền miệng. Đồng thời, chế độ ăn uống cần lành mạnh và tập thể dục đều đặn sẽ giúp kiểm soát đường huyết.

Hướng dẫn sống chung với bệnh

Đôi khi, sống cùng với bệnh đái tháo đường type 2 có thể làm người bệnh căng thẳng vì phải liên tục theo dõi lượng đường huyết trong máu, tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện, cũng như sử dụng thuốc hàng ngày. Ngoài ra, nó cũng làm tăng sự lo lắng về các biến chứng nguy hiểm như suy thận, bệnh tim, cao huyết áp, biến chứng thần kinh và biến chứng mắt… Tình trạng căng thẳng cùng với bệnh tật có thể làm suy yếu sức khỏe, khiến người bệnh dễ bị thu hút bởi các quảng cáo của các loại thuốc dân gian chữa dứt điểm bệnh đái tháo đường.

Thay vì sử dụng các loại thuốc quảng cáo, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị. Bởi vì các loại thuốc này không được chứng minh hiệu quả và tính an toàn, nên sử dụng chúng có thể dẫn đến tình trạng bệnh diễn tiến xấu hơn mà không hề hay biết.

Sống chung với bệnh đái tháo đường type 2 đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ

 

Một số lưu ý khác

Chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh ăn uống kiêng khem quá mức để tránh suy dinh dưỡng. Để đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng, người bệnh cần ăn đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Nên bắt đầu bữa ăn bằng rau luộc, ăn nhiều bữa nhỏ, và ăn thịt cá trước hoặc cùng lúc với tinh bột, tránh ăn quá nhiều vào bữa tối.

Chế độ tập luyện
Ngoài việc tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc tây y, người bệnh nên thường xuyên tập thể dục, vận động trong 30 phút mỗi ngày. Hoạt động vật lý hợp lý giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, lưu thông khí huyết, cải thiện giấc ngủ và tâm trạng.

Thói quen sinh hoạt
Để kiểm soát bệnh đái tháo đường, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh bao gồm: không thức khuya, ăn đúng giờ, không hút thuốc lá, và không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,.. Ngoài ra, sinh hoạt lành mạnh và vận động hợp lý trong 30 phút mỗi ngày cũng là rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: