Bệnh thận có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương - T-Matsuoka

Tin tức

Bệnh thận có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương

18/04/2023
Copied!

Người bệnh thận mạn tính có nguy cơ mắc biến chứng loạn dưỡng xương, do thay đổi nồng độ khoáng chất và hormone trong máu, làm tăng nguy cơ gãy xương.

Loạn dưỡng xương

Loạn dưỡng xương do thận là thuật ngữ chỉ các biến chứng về xương do bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối gây ra. Đây là rối loạn do nhiều yếu tố liên quan đến cấu trúc và chất lượng xương gây ra. Bệnh thận làm thay đổi nồng độ khoáng chất, hormone và quá trình luân chuyển xương, khiến xương yếu đi. Các triệu chứng chính của tình trạng này là đau xương và gãy xương.

Loạn dưỡng xương do thận được phân loại thành các dạng: viêm xương xơ nang, nhuyễn xương và bệnh xương bất động, hoặc thể kết hợp của xơ nang và nhuyễn xương.

Khi bệnh thận tiến triển có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

 

Viêm xương xơ nang (OFC)

Viêm xương xơ nang là loại loạn dưỡng xương do bệnh thận phổ biến nhất. Ở những bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối, viêm xương xơ nang xảy ra chủ yếu do thiếu hụt 1α, 25-dihydroxycholecalciferol (một chất chuyển hóa nội tiết của vitamin D) và cường cận giáp thứ phát.

Sự thiếu hụt 1α,25-dihydroxycholecalciferol làm suy yếu khả năng hấp thụ canxi từ ruột và tăng tiết hormone tuyến cận giáp. Khi nồng độ hormone này gia tăng, canxi sẽ được chuyển từ xương vào máu nhiều hơn, gây ra sự hình thành các khối u xơ trong xương, làm xương yếu đi. Ngoài ra, nồng độ hormone tuyến cận giáp tăng cao ở người mắc bệnh thận cũng có thể do giảm sản xuất calcitriol, là chất tích tụ phốt pho trong máu.

Ở những người bị bệnh thận mạn tính, cơ thể tăng cường quá trình hủy xương và phục hồi, sửa chữa những phần xương bị tổn thương. Tuy nhiên, phần lớn xương được tái tạo lại có chất lượng kém, yếu nên dễ bị loãng xương, gãy xương.

Nhuyễn xương (OM)

Tình trạng này là kết quả của lượng vitamin D thấp, thường gặp ở những người mắc bệnh thận mạn tính. Đồng thời, mô xương bị phá vỡ nhưng xương mới không hình thành, làm cho xương trở nên xốp và yếu cũng dẫn đến nhuyễn xương, tăng nguy cơ gãy xương.

Tình trạng này xảy ra do nhiễm độc nhôm và các kim loại nặng khác liên quan đến việc điều trị bệnh thận giai đoạn cuối. Nhôm là thành phần trong một số loại thuốc kết dính phốt pho cũ, được dùng để ngăn phốt pho trong thức ăn đi vào máu. Hiện nay, những loại thuốc này không còn được khuyến cáo sử dụng cho người mắc bệnh thận mạn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo.

Bệnh xương bất động

Không giống như các loại loạn dưỡng xương khác, mô xương không tự tái tạo ở bệnh xương bất động. Các liệu pháp bổ sung canxi và vitamin D hoặc việc thực hiện lọc màng bụng liên tục (một số dịch lọc màng bụng chứa hàm lượng canxi cao) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dư thừa canxi và vitamin D, đồng thời ức chế hormone tuyến giáp, gây ra biến chứng xương bất động ở người mắc bệnh thận.

Nam giới và những người mắc các bệnh như tiểu đường có nguy cơ mắc biến chứng này cao hơn do lượng đường trong máu cao và thiếu insulin gây ra tình trạng giảm hormone tuyến cận giáp.

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh thận và đẩy lùi nguy cơ gãy xương.

 

Điều trị

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ xương bị tổn thương, tốc độ luân chuyển xương và bệnh thận. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

Chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh: Người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn để giảm lượng phốt pho nạp vào cơ thể hàng ngày.

Thuốc và chất bổ sung: bao gồm thuốc bổ sung canxi, thuốc ức chế hormone tuyến cận giáp, chất kết dính phốt pho… để cân bằng lượng khoáng chất và hormone. Calcitriol và các chế phẩm vitamin D khác có hiệu quả trong điều trị cường cận giáp thứ phát và điều chỉnh sự thiếu hụt 1α,25-dihydroxycholecalciferol.

Phẫu thuật tuyến cận giáp: Được xem xét khi các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Điều này có thể giúp ngăn ngừa biến chứng suy tuyến cận giáp và bất động.

Loạn dưỡng xương do thận là những biến chứng không thể phòng ngừa được và bệnh nhân nên kiểm soát các bệnh này bằng cách tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc, thực hiện chế độ ăn kiêng và tiến hành các phương pháp điều trị lọc máu.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: