Đau bụng do rối loạn tiêu hóa, dùng thuốc thế nào? - T-Matsuoka

Tin tức

Đau bụng do rối loạn tiêu hóa, dùng thuốc thế nào?

29/07/2022
Copied!

Nguồn: Sức khỏe và đời sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, khó tiêu…) với triệu chứng thường gặp là đau bụng. Vậy xử trí thế nào cho đúng và an toàn?
1. Đau bụng do tiêu chảy

Nguyên nhân:

Tiêu chảy là tình trạng xảy ra phổ biến, với các triệu chứng phân lỏng, nhiều nước kèm theo đau quặn và muốn đi ngoài…

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy có thể do: Thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm, do sự thay đổi môi trường hoặc căng thẳng ở những người bị tiêu chảy ngắt quãng.

Cách ngăn ngừa tiêu chảy:

– Tránh thức ăn và nước uống bị ô nhiễm.

– Nên dùng nước đóng chai có nguồn gốc; tránh dùng nước đá vì có thể đến từ nước không sạch.

– Chọn thức ăn và đồ uống cẩn thận; chỉ ăn thức ăn được nấu chín và dùng nóng; chỉ ăn trái cây và rau sống sau khi rửa hoặc gọt vỏ bằng nước sạch.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Có thể sử dụng nước rửa tay có cồn để dự phòng.


Nhiều người bị đau bụng trong khi đi du lịch…

Dùng thuốc trị tiêu chảy

Biến chứng nguy hiểm nhất khi tiêu chảy là mất nước. Do đó, điều quan trọng nhất là bù lại lượng nước đã mất đi bằng cách uống nước đóng chai, đồ uống thể thao ít đường có chứa chất điện giải, hoặc dung dịch oresol pha theo chỉ dẫn. Ngoài ra có thể uống nước hoa quả, sinh tố…

Có thể sử dụng một số các thuốc không kê đơn như loperamide hoặc bismuth subsalicylate… giúp giảm tần suất đi phân lỏng, nhiều nước và giảm đau bụng.

Lưu ý, cần đọc kỹ trước khi sử dụng thuốc. Loperamide không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Hầu hết các đợt tiêu chảy sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy ra máu, đau bụng dữ dội, sốt, hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một hoặc hai tuần… cần đi khám tại cơ sở y tế tin cậy.

2. Đau bụng do táo bón

Nguyên nhân

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý như: Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước; lười vận động; thường xuyên trì hoãn việc đại tiện…

Cách ngăn ngừa táo bón:

– Tăng chất xơ: Đảm bảo chế độ ăn uống trước khi đi du lịch bao gồm nhiều chất xơ, giúp phân mềm hơn và dễ dàng đi ngoài hơn. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Táo (cả vỏ), quả mâm xôi, lê, đậu cô ve, ngũ cốc nguyên cám. Có thể sử dụng các chất bổ sung chất xơ.

– Không nạp quá nhiều chất xơ cùng một lúc vì có thể dẫn đến đầy hơi và chướng bụng.

– Cần uống đủ nước, khoảng 2 lít/ngày.

Khi đi du lịch cần uống đủ nước để tránh táo bón

Dùng thuốc trị táo bón

Trong trường hợp táo bón khi đi du lịch có thể dùng các thuốc nhuận tràng không kê đơn.

– Các thuốc tạo khối như: Canxi polycarbophil, methylcellulose và psyllium… Các thuốc này có thể mất một ngày hoặc lâu hơn để phát huy tác dụng. Lưu ý, uống thuốc với nhiều nước.

– Các thuốc làm mềm phân: Những loại thuốc giúp phân mềm để đi ngoài dễ dàng hơn, bao gồm các thuốc có chứa natri docusate…

Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc, nếu tình trạng táo bón kéo dài nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

3. Đau bụng do đầy bụng, khó tiêu

Nguyên nhân:

Ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu (thức ăn giàu tinh bột, nhiều chất xơ, chất béo, sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga…); ăn không đúng cách (ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn no đã nằm ngay, vừa ăn vừa xem tivi)… là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Cách ngăn ngừa chứng khó tiêu:

– Hạn chế các cuộc nhậu.

– Tránh thức ăn gây kích thích: Nhiều người bị Hội chứng ruột kích thích gặp khó khăn trong việc dung nạp thực phẩm chứa nhiều carbohydrate. Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate phổ biến là các sản phẩm sữa, bông cải xanh, đậu và đậu lăng, lúa mì, tỏi, hành tây, táo và nước ép trái cây.

– Ăn các bữa nhỏ: Việc ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ khó tiêu. Do đó, để tránh khó tiêu nên ăn các phần ăn nhỏ hơn thành nhiều lần trong ngày.

– Ăn chậm, nhai kỹ: Khí thừa cũng có thể phát sinh nếu bạn nuốt quá nhiều không khí do ăn quá nhanh hoặc nói chuyện trong khi ăn.

Dùng thuốc khi bị khó tiêu:

Chứng khó tiêu thường tự biến mất trong thời gian ngắn, nhưng có những cách để giảm bớt quá trình này. Tùy thuốc vào triệu chứng khó tiêu mắc phải mà có thể sử dụng các thuốc không kê đơn:

– Thuốc antacid: Đây là nhóm thuốc kháng acid, có tác dụng trung hòa acid dạ dày để giảm các triệu chứng do dư thừa acid dạ dày.

– Thuốc bismuth subsalicylate: Thuốc trị tình trạng khó chịu ở dạ dày…

– Thuốc giảm tiết acid để giảm chứng ợ nóng: Chất ức chế bơm proton như omeprazole, lansoprazole, hoặc thuốc chẹn H2 như famotidine…

– Thuốc giảm khí nhanh có chứa simethicone.

Lưu ý, khi sử dụng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn. Nếu tình trạng khó tiêu kéo dài, thường xuyên, cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể và xử trí kịp thời.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: