Khi nào nên tầm soát ung thư tai mũi họng?  - T-Matsuoka
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tra cứu hồ sơ

THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN

Tin tức

Khi nào nên tầm soát ung thư tai mũi họng? 

30/07/2024
Copied!

Ung thư tai mũi họng đứng thứ 9 trong 10 loại ung thư phổ biến, tỷ lệ tử vong đứng thứ 8. Trên 80% trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn dẫn đến hiệu quả điều trị không cao.  

(Globocan 2022) 

1. Một số loại ung thư tai mũi họng phổ biến

a) Ung thư vòm họng

1 trong 5 loại ung thư thường gặp ở Việt Nam.

86% xâm nhập và di căn hạch khi phát hiên ở giai đoạn muộn.

b) Ung thư hạ họng

Chiếm khoảng 5-6% trong các loại ung thư thường gặp ở vùng đầu cổ.

Các triệu chứng rất thầm lặng, thường phát hiện muộn (60-70%nhập viện vào giai đoạn 3, 4). Vì vậy dù có được tiếp nhận điều trị cũng tiên lượng xấu, tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ với 20-40%.

c) Ung thư thanh quản

Ung thư phổ biến thứ 2 trong các ung thư vùng đầu cổ trên thế giới, đứng thứ 13 trong số các ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Gặp ở nam giới cao hơn nữa (nam/nữ~6/1)

Tỷ lệ mắc 151,000 ca và gây 82000 cái chết hàng năm.

 d) Ung thư mũi xoang

Chiếm 3% những khối u ác tính vùng đầu cổ.

Khối u ác tính mũi xoang thường xảy ra gấp hai lần ở nam giới hơn là ở phụ nữ.

Triệu chứng ban đầu có thể bao gồm ngạt tắc mũi (61%), chảy máu mũi (40%), đau tại chỗ (43%), chảy nước mũi 26%), chảy nước mắt ( 19%) .. và các đợt viêm xoang. 

Ung thư tai mũi họng

2. Ai nên tầm soát ung thư tai mũi họng?

– Ung thư tai mũi họng ở giai đoạn sớm có rất ít triệu chứng rõ ràng, do vậy, cần khám sức khỏe TMH định kỳ tối thiểu 1 lần/năm với nữ giới, 2 lần/năm với nam giới.

– Những người có yếu tố nguy cơ cao như:

+ Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít khói thuốc lá thụ động 

+ Uống nhiều rượu bia. 

+Tiền sử gia đình có người mắc ung thư tai mũi họng

3. Những dấu hiệu ung thư tai mũi họng ở giai đoạn sớm

– Nhức đầu kéo dài không rõ nguyên nhân. 

– Ù tai, nghe lùng bùng trong tai hoặc nghe kém. 

– Nghẹt mũi một bên hoặc hai bên, nghẹt hoàn toàn hay không hoàn toàn. 

– Chảy máu mũi đỏ tươi hoặc nhày mũi lẫn máu lờ lờ như máu cá. 

– Khạc ra máu hoặc ra đờm dính ít máu. 

– Nuốt vướng hoặc nuốt đau như bị mắc xương. 

– Khàn tiếng kéo dài, tăng dần. 

– Phát hiện khối hạch vùng cổ khoảng vài phân, không đau, tăng dần. 

4. Những dấu hiệu ung thư tai mũi họng ở giai đoạn muộn

– Nhìn đôi (nhìn một thành hai), sụp mi, chảy nước mắt sống. 

– Đau hoặc tê bì vùng mặt. 

– Há miệng hạn chế hoặc khít hàm tăng dần. 

– Giảm cử động của lưỡi (thè lưỡi, đưa lưỡi sang trái hoặc sang phải). 

– Nuốt khó, nuốt nghẹn tăng dần với thức ăn đặc. 

– Khó thở tăng dần. 

5. Phương pháp phát hiện ung thư tai mũi họng

– Khám lâm sàng vùng tai mũi họng và hạch vùng cổ

– Nội soi tai mũi họng

– Siêu âm Doppler u tuyến, hạch vùng cổ để khảo sát hình ảnh các cấu trúc bên trong cổ.

– Chụp cắt lớp điện toán (CT scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI).

– Xét nghiệm tìm virus hoặc kháng thể kháng virus.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: