Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Nghiến răng khi ngủ: Làm thế nào để hạn chế?

Tháng Năm 10, 2023

Nghiến răng khi ngủ là một thói quen xấu có thể gây ra nhiều hậu quả đối với răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung.

Nghiến răng có thể được chia thành hai kiểu đó là nghiến răng khi ngủ hoặc về đêm, thứ hai là nghiến chặt hàm trong vô thức khi đang tỉnh táo, đây gọi là chứng nghiến răng tỉnh táo. Nếu bạn bị tật này, có một số phương pháp giúp ngăn chặn hiện tượng này. Mỗi một biện pháp đều có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và các triệu chứng gây ra nghiến răng của bạn. Hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp khắc phục chứng nghiến răng phổ biến hiện nay.

Sử dụng máng bảo vệ răng để tránh nghiến răng

Dụng cụ bảo vệ răng miệng như máng bảo vệ răng là một loại nẹp khớp cắn có thể hữu ích đối với chứng nghiến răng khi ngủ. Các máng giúp bảo vệ răng và ngăn chúng cọ xát vào nhau khi ngủ. Nếu bạn mắc chứng nghiến răng khi ngủ mạn tính, các dụng cụ bảo vệ răng miệng được làm riêng cho bạn sẽ giúp bảo vệ răng không bị hư hại. Các máng bảo vệ này cũng sẽ làm giảm tình trạng căng cứng của quai hàm. Máng bảo vệ miệng vào ban đêm thường được làm bằng nhựa và có chi phí thấp, đây là một trong những giải pháp tốt nhất cho những người bị tật nhẹ. Tuy nhiên với những người bị nghiến răng nặng, máng bảo vệ bằng nhựa sẽ không mang lại hiệu quả cao.

nghien-rang-1

Các máng giúp bảo vệ răng và ngăn chúng cọ xát vào nhau khi ngủ

Phẫu thuật tạo hình khớp cắn

Phẫu thuật tạo hình khớp cắn là một thủ thuật nha khoa dược dùng để định hình lại hoặc làm phẳng bề mặt nhai của răng. Phương pháp này hiệu quả nếu tình trạng nghiến răng là do răng mọc chen chúc, lệch lạc hoặc khấp khểnh.

Tiêm botox để hạn chế nghiến răng

Trong một nghiên cứu cho thấy tiêm độc tố botulium (Botox) có thể giảm đau và tần suất nghiến răng ở những người trưởng thành khỏe mạnh tham gia nghiên cứu.

Đối với quy trình này, chuyên gia y tế sẽ tiêm trực tiếp một lượng nhỏ Botox vào cơ nhai. Cơ này có tác dụng giúp hàm di chuyển, sau khi tiêm botox sẽ hạn chế khả năng di chuyển của các cơ trong hàm. Từ đó giúp giảm chứng nghiến răng và triệu chứng đau đầu liên quan. Tuy nhiên, tác dụng của tiêm botox chỉ kéo dài từ ba đến bốn tháng nên đây chỉ là một biện pháp giúp giảm nghiến răng tạm thời.

Phương pháp phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học là một kỹ thuật được thiết kế để giúp mọi người nhận thức và loại bỏ một hành vi. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ và thức.

Trong quá trình điều trị, một chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm soát chuyển động của cơ hàm thông qua phản hồi thị giác, rung hoặc thính giác được tạo ra từ xung điện. Tuy nhiên nghiên cứu về hiệu quả của phản hồi sinh học trong điều trị bệnh còn hạn chế. Phương pháp này chỉ được khẳng định có thể mang lại tác dụng ngắn hạn và dự phòng cho bệnh nghiến răng.

Giảm thiểu căng thẳng

Đối với một số người, nghiến răng là do các vấn đề về sức khỏe tâm thần như căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Nếu bạn có dấu hiệu của tật, có một số kỹ thuật có thể giúp bạn giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm tình trạng này.

  • Thiền: Theo nhiều nghiên cứu, thiền có thể giúp giảm căng thẳng và giảm thiểu tình trạng lo lắng, đau buồn và trầm cảm.
  • Yoga: Trong một nghiên cứu chỉ ra với 90 phút tập yoga mỗi ngày và kéo dài trong tám tuần, những người tham đã giảm đáng kể chứng trầm cảm nhẹ và trung bình sau khi tập yoga.
  • Liệu pháp trò chuyện: Nói chuyện với nhà trị liệu, cố vấn hoặc bạn bè đáng tin cậy có thể giúp giảm lo lắng, trầm cảm và căng thẳng. Nếu căng thẳng đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy đi khám để được sử dụng các loại thuốc kê đơn giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Tập thể dục: Tập thể dục giúp tăng tiết ra hormone endorphine, một hormone giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn. Nếu bạn mới tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ. Và điều quan trọng là hãy thử xây dựng thói quen tập luyện hàng ngày. Bạn cũng có thể khám phá nhiều hoạt động khác nhau để giúp tinh thần thoải mái hơn.

Các bài tập cho cơ hàm

Các bài tập cơ lưỡi và cơ hàm có thể giúp bạn thư giãn cơ hàm và cơ mặt, đồng thời duy trì sự liên kết phù hợp của xương hàm. Bạn có thể thử bài tập này ở nhà:

  • Mở rộng miệng trong khi chạm lưỡi vào răng cửa. Động tác này giúp thư giãn các cơ vùng hàm.
  • Nói to chữ cái “N”. Cách này sẽ giúp răng trên và dưới không chạm vào nhau và giúp bạn tránh làm như vậy.
  • Thêm vào đó bạn cũng có thể thử xoa bóp nhẹ vùng cơ hàm để thả lỏng các cơ.
nghien-rang-2

Các bài tập cơ lưỡi và cơ hàm có thể giúp bạn thư giãn cơ hàm và cơ mặt

Nghiến răng sẽ gây ra tác dụng phụ và biến chứng gì?

Nghiến răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm:

  • Đau đầu
  • Đau ở hàm, mặt và vai
  • Mòn và rụng răng
  • Răng lung lay và đau
  • Vỡ răng

Đối với nhiều người, nghiến răng là một hành động vô thức và họ chỉ nhận ra mình làm như vậy khi các triệu chứng xuất hiện. Nguy cơ biến chứng do nghiến răng có thể tăng lên nếu bạn mắc tật và không được điều trị trong một thời gian dài. Các biến chứng lâu dài có thể bao gồm:

  • Đau tai và đau đầu mạn tính
  • Biến dạng khuôn mặt
  • Tổn thương răng
  • Rối loạn khớp thái dương hàm

Khi nào cần đi khám?

Nếu bạn biết mình nghiến răng hoặc nếu bạn nghi ngờ nghiến răng có thể là nguyên nhân gây ra đau hoặc các triệu chứng khác, hãy đến gặp nha sĩ. Các bác sĩ có thể kiểm tra độ mòn của răng để xác định xem bạn có làm vậy hay không. Ngoài ra, họ cũng sẽ kiểm tra khớp cẳn và độ lệch khớp cắn của bạn. Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, nha sĩ có thể hướng dẫn bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị tình trạng nghiến răng.

    Đặt hẹn khám

    Phone