Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Tháng Mười Một 11, 2022

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát và diễn biến rất phức tạp ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Năm nay dịch bệnh sốt xuất huyết đến sớm hơn và số ca mắc tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2018. Trước tình hình dịch sốt xuất huyết bùng phát và diễn biến ngày càng nguy hiểm, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động tìm hiểu thông tin về vấn đề sốt xuất huyết có lây không hay sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào, để từ đó có thái độ đúng đắn đối với căn bệnh này.

Con đường lây truyền sốt xuất huyết là gì?

Theo các chuyên gia, vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho người, chính là muỗi vằn Aedes aegypti và muỗi hổ Aedes albopictus, hai loài muỗi này có khả năng truyền bệnh sau khi hút máu 10 ngày.

Muỗi vằn Aedes aegypti chủ yếu phân bố ở khu vực phía nam đường chí tuyến, Việt Nam cũng nằm trong vùng này, vì thế mà năm nào cũng bị sốt xuất huyết hoành hành do Aedes aegypti thống trị.

Muỗi hổ Aedes albopictus phân bố đều khắp các quốc gia, khi đốt để lại vết sưng tấy đỏ rất lớn. Thật may mắn, muỗi hổ mới chỉ xuất hiện trên thế giới cách đây vài ngàn năm, nếu nó xuất hiện vào thuở sơ khai với điều kiện sống và trình độ y tế của con người lúc bấy giờ, không có cách nào đối phó với nó, thì đó là thảm hoạ, nhân loại có thể đã bị tiêu diệt bởi chính con muỗi này.

Ngay cả hôm nay, khi con người đã bay được lên cung trăng sao hoả, y tế và điều kiện sống đang rất tốt, thì mỗi năm muỗi Aedes vẫn cắn chết 800 ngàn người, nên có thể nói muỗi Aedes là sát thủ chính mà chưa có cách loại trừ.

Triệu chứng của người mắc sốt xuất huyết

Thời kỳ ủ bệnh: 3 – 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.

Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi, xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, và xuất huyết tiêu hóa). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc.

Phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường - Trung tâm xét nghiệm BMT

Xét nghiệm máu có biểu hiện hạ tiểu cầu (< 100.000/mm³) và cô đặc máu. Các biểu hiện khác có thể gồm tràn dịch màng phổi, giảm protein máu, bệnh lý não với dịch não tủy bình thường.

Một số xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ bệnh: xét nghiệm công thức máu, điện giải đồ, khí máu, chức năng đông máu, men gan, X quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch màng phổi.

Dịch năm 2022 có gì khác những năm trước?

Năm nay sẽ bùng nổ dữ dội dịch sốt xuất huyết  ở các quốc gia như Việt Nam, Singapore, Philippines, Myanmar, Malaysia và các nước Đông Nam Á khác. Ví dụ Singapore là quốc gia có điều kiện vệ sinh tuyệt vời, ý thức phòng bệnh của người dân rất tốt, vậy mà số ca sốt xuất huyết đến nay đã ghi nhận vượt qua con số 13.000 ca, so với năm 2021 chỉ có 5.258 ca, trong khi mùa cao điểm sốt xuất huyết mới bắt đầu từ tháng 6.

Tại sao lại có sự bùng phát chưa từng có như vậy?

Đầu tiên là yếu tố thời tiết. Năm 2022, cùng với hiệu ứng La Nina kép làm cho nước biển tiếp tục hạ, lại xuất hiện thêm các rãnh nhiệt bất thường, vì thế mà thời tiết bị cực đoan tột độ. Tổ chức kí tượng thế giới WMO dự báo hiện tượng La Nina có 70 % khả năng xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 – 11/2022 và giảm xuống còn 55% từ tháng 12/2022 – 2/2023.

Nôm na thì hiện tượng này gây mưa trên mức trung bình và lũ lụt. Muỗi Aedes cần có nước đẻ trứng, mưa càng nhiều muỗi càng lắm, đặc biệt là khi lượng nước ở các sông hồ đã tràn đầy, các đập thuỷ điện bắt buộc phải xả lũ sớm, tạo nên úng ngập cục bộ thì muỗi lại càng sinh sôi mạnh. Dân gian có câu: “Thái thủy chi hậu chu phòng đại dịch”, nghĩa là sau mưa lũ, thì dịch bệnh tất yếu sẽ ập đến.

Thứ hai là sức đề kháng của người dân bị giảm sau Đại dịch COVID-19. Trong trận chiến dịch bệnh, SARS-CoV-2 là chủng virus mới, nó tấn công hệ miễn dịch, cùng với việc thời gian dài cách li xã hội, làm cho sức đề kháng của mỗi con người bị suy giảm. Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết khi xâm nhập cơ thể, sẽ có cơ hội tấn công, ngay cả những người khoẻ cũng dễ bị mắc các triệu chứng, người yếu với các bệnh nền có nguy cơ chuyển nặng.

Phòng tránh dịch bệnh thế nào?

Nguyên tắc rất đơn giản, là tránh bị muỗi Aedes đốt càng ít càng tốt, điều chúng ta có thể làm là cố gắng không ở gần nước và những nơi có nhiều cây cối vào mùa hè, vì rất dễ bị muỗi Aedes tấn công. Nếu phải ra ngoài trời, hãy cố gắng mặc quần áo càng kín đáo càng tốt, trong môi trường sống, hãy đổ nước trong các bình hở để muỗi không sinh muỗi trong đó. Nếu phát hiện bị muỗi cắn, hãy rửa sạch bằng nước xà phòng, cần đi khám bác sĩ nếu có triệu chứng của sốt xuất huyết.

Lưu ý rằng, sốt xuất huyết không lây từ người sang người. Nhưng nhờ muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt. Nên khi ở cạnh người bị sốt xuất huyết bạn nên tránh bị muỗi đốt.

Một số cách phòng trách bệnh Sốt xuất huyết:

  • Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
  • Sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: bình xịt, thắp hương muỗi, phun thuốc chống muỗi…
  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
  • Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
  • Phát quang bụi rậm.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
  • Để phòng chống muỗi đốt
  • Đối với trẻ em, không cho trẻ hoạt động ở các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
  • Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi.
  • Mặc quần áo dài tay.
  • Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác

 

    Đặt hẹn khám

    Phone