Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Cơ sàn chậu: Vai trò đối với hệ tiết niệu

Tháng Tư 4, 2023

Sàn chậu là một nhóm cơ nằm ngang đáy của xương chậu, khi các nhóm cơ này chắc khỏe có thể giúp ngăn ngừa vấn đề tiểu không tự chủ.

Vai trò của cơ sàn chậu

Sàn chậu là một nhóm các cơ và gân liên kết với nhau, bám vào thành bụng và xương mu, với hai bên là xương chậu hông, phía sau là cột sống thắt lưng xuống đến xương chậu cùng cụt. Khu vực này bao gồm bàng quang, ruột và các cơ quan sinh sản, có chức năng giữ cho các cơ quan kể trên ở đúng vị trí, tránh bị xuống khi làm việc nặng hoặc vận động mạnh. Nhóm cơ này cũng đồng thời duy trì sự liên tục của phân và nước tiểu, hỗ trợ đại tiện, quan hệ tình dục và quá trình sinh nở.

Theo Livescience, sàn chậu khỏe mạnh có thể giúp kiểm soát cảm giác muốn đi tiểu. Để giảm bớt hoặc loại bỏ cảm giác thôi thúc, ta có thể siết chặt và thả nhanh các cơ sàn chậu. Điều sẽ gửi thông điệp đến hệ thống thần kinh và điều khiển bàng quang ngừng co bóp. Khi bàng quang thư giãn, cảm giác thôi thúc sẽ giảm dần.

Đối với nhóm cơ này, khả năng co để giữ nước tiểu, phân và khí rất quan trọng. Ngoài ra, nó cũng cần có khả năng thả lỏng hoàn toàn để làm trống ruột và bàng quang khi cần. Không chỉ vậy, sàn chậu còn đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích và đạt cực khoái. Ở nam giới, các cơ này cũng tham gia vào chức năng cương dương khi quan hệ tình dục.

co-san-chau-1

Các bài tập cơ sàn chậu giúp tránh nguy cơ rối loạn chức năng sàn chậu.

Ảnh hưởng của rối loạn chức năng sàn chậu

Các cơ của sàn chậu không hoạt động bình thường sẽ gây ra rối loạn chức năng sàn chậu, dẫn đến các vấn đề như tiểu không kiểm soát hoặc bí tiểu.

Sàn chậu có chức năng hỗ trợ hệ thống tiết niệu, do đó khi khu vực này bị suy yếu, sẽ xuất hiện nhiều tình trạng như rò rỉ nước tiểu khi ho, cười hay hắt hơi, không thể kiềm chế đái theo ý muốn, đi tiểu đêm nhiều lần, tiểu khó hoặc phải rặn, và cảm giác tiểu không hết. Ngoài ra, cơ sàn chậu yếu còn dẫn đến sa cơ quan vùng chậu (cảm giác nặng hoặc căng phồng ở âm đạo) và đại tiện không kiểm soát được.

Đối với phụ nữ

Theo UCLA Health, rối loạn chức năng sàn chậu ảnh hưởng đến một phần ba phụ nữ, chủ yếu do các mô liên kết và cơ bị rách và yếu sau quá trình mang thai và sinh con. Trong khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và tăng cân nặng của em bé gây ra áp lực đáng kể lên các cơ sàn chậu. Sinh thường cũng kéo căng cơ bị ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là đối với những người bị rách tầng sinh môn.

Ngoài ra, phụ nữ sinh mổ cũng có khả năng bị rối loạn chức năng sàn chậu. Theo một nghiên cứu về chức năng sàn chậu của phụ nữ sau khi sinh trong vòng 6 năm liên tục, nguy cơ tiểu không tự chủ tăng 2,5 lần ở người sinh thường và 1,5 lần ở người sinh mổ so với những người chưa từng sinh con.

Mãn kinh và quá trình lão hóa cũng ảnh hưởng đến sàn chậu của phụ nữ. Khi nồng độ estrogen giảm, các mô âm đạo và niệu đạo của phụ nữ mỏng đi và ảnh hưởng đến chức năng sàn chậu.

Đối với nam giới

Các vấn đề về rối loạn chức năng sàn chậu cũng thường xảy ra ở nam giới sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt, khi nâng vật nặng thường xuyên hoặc kéo dài. Để tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ sàn chậu, phương pháp điều trị thông thường cho nam giới là thực hiện các bài tập cho nhóm cơ này.

Theo các chuyên gia, việc tập luyện cơ sàn chậu có thể giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả 80% bệnh són tiểu, tiểu đêm, và ngăn ngừa hiện tượng sa tử cung, bàng quang, trực tràng, và giảm nhẹ tình trạng sa.

    Đặt hẹn khám

    Phone