Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Chụp cắt lớp CT Scanner (chụp cắt lớp) có hại hay không?

Tháng Mười 24, 2022

Đây là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân khi có chỉ định thực hiện kỹ thuật chẩn đoán này. Điều này cũng đúng khi chụp CT ngày càng phổ biến mà người bệnh cần phải chiếu tia X-quang qua người trong những trường hợp cần thiết.

Không thể phủ nhận chụp CT sẽ cho khả năng tầm soát bệnh cao hơn các thăm dò thường quy như X-Quang và siêu âm. Đối với chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, sẽ rất “nhàn” cho bác sĩ nếu bệnh nhân nào đến khám cũng được chụp ngay CT. Nhiều người bệnh còn “ám ảnh” rằng phải được chụp CT mới tìm được bệnh và xin chụp cứ 3 tháng 1 lần kể cả tốn kém với quan niệm thừa còn hơn thiếu.

Tuy nhiên, chụp CT không nên và không phải là chỉ định đầu tay trong tầm soát bệnh tật.

CT Scanner (Chụp cắt lớp) là gì?
Chụp cắt lớp hay còn gọi là chụp CT là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X – quang để quét lên một khu vực của cơ thể yêu cầu khám theo lát cắt ngang. Sau đó phối hợp với máy vi tính cho ra kết quả hình ảnh 2 hoặc 3 chiều của vị trí cần chụp. So với phương pháp chụp X – quang thì phương pháp này cho hình ảnh rõ nét hơn.

 

 

Chụp cắt lớp được chỉ định áp dụng trong một số trường hợp dưới đây:
– Để chẩn đoán các rối loạn ở cơ và xương, ví dụ như khối u xương hoặc gãy xương;
– Xác định vị trí của khối u, cục máu đông hoặc nhiễm trùng;
– Hỗ trợ phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị;
– Phát hiện và theo dõi tình trạng bệnh ung thư, bệnh tim…
– Phát hiện nội thương và tình trạng chảy máu trong

CT Scanner (Chụp cắt lớp) có những rủi ro thế nào?
Với công nghệ chụp CT hiện nay trên thế giới cũng như đang được áp dụng tại Việt Nam, lượng bức xạ sử dụng trong mỗi lần chụp được kiểm soát rất tốt ở mức tối thiểu. Với người bình thường, bức xạ X này hoàn toàn không gây vấn đề sức khỏe gì nếu thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, tác động của tia bức xạ X lên bệnh nhân khi chụp cắt lớp quá thường xuyên hay đối các đối tượng nhạy cảm hơn như: trẻ sơ sinh; phụ nữ mang thai, nghi ngờ mang thai vẫn có thể gây ảnh hưởng nhất định như:
– Gặp khả năng phơi nhiễm phóng xạ
– Có các nguy cơ gây dị tật thai nhi
– Dị ứng với thuốc cản quang

Không nên lạm dụng CT Scanner (Chụp cắt lớp)
Chụp CT Scanner không phải cây đũa thần cho tất cả các bệnh, nó chỉ thực sự cần thiết khi bác sĩ chỉ định đúng và bệnh nhân biết sử dụng đúng.

Chụp CT Scanner chỉ cho ta hình ảnh theo những lát cắt ngang song song với nhau nên khi có những tổn thương nằm lọt giữa hai lát cắt sẽ không nhìn thấy. Hoặc những lúc cần nhìn theo chiều dọc của cơ thể, ví dụ như hình ảnh cơ, xương, khớp, đường đi của mạch máu thần kinh hay ảnh dọc của sọ não… thì CT Scanner không làm được.

Thông qua kết quả chụp, bác sĩ có thể xác định được căn nguyên gây bệnh, vị trí bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Hầu như tất cả các bệnh đều có thể tầm soát, chẩn đoán bắt đầu bằng chụp X-Quang thường quy và siêu âm, tương đối an toàn với chi phí rẻ hơn nhiều lần CT. Khi nghi ngờ, cần đánh giá sâu hơn, bác sĩ sẽ cho chỉ định chụp CT. Bởi vậy, hãy tin tưởng vào chỉ định của bác sĩ và quý trọng sức khỏe của bạn.

    Đặt hẹn khám

    Phone